Những nguyên tắc vận hành xe cẩu cần biết

Thứ tư - 11/04/2018 21:31
Ai cũng biết xe cẩu là loại xe có  những tính năng ưu việt. Với khả năng nâng, cẩu vượt trội và sức cẩu có thể lên tới hàng trăm tấn… Và không thể phủ nhận rằng xe cần cẩu là loại xe khó điều khiển và độ nguy hiểm của nó cung vô cùng lớn.

Chính vì lí do đó, khi vận hành xe cẩu,người lao động cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định để dảm bảo an toàn nhân lực cũng như chất lượng công trình.

 

Thiết bị phải được kiểm định trước khi vận hành.


Xe cẩu là loại máy khó vận hành và có độ ảnh hưởng lớn nên đối với loại máy này đặc biệt phải có  giấy phép kiểm định của nhà nước. Chỉ được phép vận hành khi đã đạt đủ điều kiện cũng như giấy phép chứng nhận của cơ quan kiểm định .

Giấy phép kiểm định phải trong thời hạn sử dụng bao gồm các quy trình kiểm định:

1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài xe cẩu.

-          Đảm bảo các thiết bị an toàn vẫn trong tình trạng hoạt động tốt như: đèn chiếu, thanh chắn an toàn, hệ thống cảnh báo thông tin quá tải…
-          Độ chắc chắn và ổn định của các phụ kiện máy móc như đai, ốc, bulongo …
-          Kiểm tra nhiên liệu, dầu nhớt, hệ thống làm mát, bôi trơn, áp suất khí của bánh và vành xe.
-          Vệ sinh khoang, buồng lái, đảm bảo không gian vận hành, điều khiển.
-          Xem xét cần trục, móc và mắt xích có bị xoắn hay han rỉ, biến dạng hay nứt hỏng, đặc biệt chú ý tới sự đồng đều khi tải đối với các móc kép.
-          Đảm bảo khoảng cách an toàn với các đường dây cao áp.

2. Kiểm tra trong lúc không tải.

-          Khoảng cách an toàn từ phần quay của trục với chướng ngại vật ít nhất 1m.
-          Xe cẩu chỉ được di động khi đã thu chân chống.

3. Thử với tải tĩnh.

4. Thử với tải động.

 

Lưu ý khi tiến hành công việc

 

- Kiểm tra công suất nâng và áp suất chân chống của xe cẩu, nếu không có tính toán cân nhắc kỹ lưỡng có thể dẫn tới tình trạng lật xe. Đặc biệt chú ý áp suất bề mặt của các chân đệm không lớn hơn chịu tải mặt đất.
- Nơi đậu xe phải trển mặt bằng vững chắc, đã kê chống nún, sụt.
- Sử dụng tấm lót chân chống dưới chân chống một cách đúng quy định.
- Kiểm tra độ cân bằng, ổn định của máy bằng đồng hồ định mức.
- Chú ý khi buộc kiện tải, dùng cáp hoặc xích đồng nhất đảm bảo sự cân bằng. Với những kiên hàng có góc nhọn cần có đệm lót tránh bào mòn hoặc đứt.
- Khi nâng tải thực hiện dây treo móc theo hướng thẳng đứng . Trước khi nâng tải tới vị trí đặt thì kiểm tra ở mức 0,2m. Nếu thấy tình trạng ổn đinh thì tiếp tục. Ngược lại thì phải hạ xuống đẻ thiết lập lại.
- Lúc di chuyển theo hướng ngang phải nâng tải cao hơn vật cản 0,5m .
- Có những đánh giá tải trọng và thực trạng tình hình thi công công trình.

 

Tuyệt đối nghiêm cấm các hành động:


-          Kéo lê tải với tang quấn.
-          Nâng tải khi chưa ổn định hoặc lệch dây cáp, xích.
-          Trong bán kính quay cần trục không được phép đứng gần.
-          Tải bị vùi lấp hoặc cản trở bởi những vật cản khác.
-          Khi động cơ chưa ngừng hẳn tuyệt đối không cho phép chuyển hướng

Cần đọc và hiểu kỹ các quy định cũng như hướng dẫn của nhà sản xuất, chỉ đạo cho mỗi loại máy móc riêng. Khi phát hiện biến dạng hay hư hỏng cần ngừng hoạt động. 

Để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng và tiến độ thi công, người lao động nên tuân thủ các điều kiện một cách ngiêm ngặt.

Nguồn tin: xecau.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 69 trong 14 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 14 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây