VẬN CHUYỂN GẠO

Thứ tư - 11/04/2018 21:31
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lức của Việt Nam, nhu cầu vận chuyển gạo rất lớn chính vì vậy vận chuyển gạo là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong danh mục hàng vận chuyển của TGKtrans.
Trong bài viết này TGK trans sẽ làm rõ về kỹ thuật vận chuyển và chất xếp gạo lên tàu rời. Bài viết này mang nặng về tính thực tế hơn là lý thuyết, đây là kinh nghiệm mà TGK trans đã đúc rút kinh nghiệm được trong quá trình vận chuyển gạo mà viết nên. Mời quý vị theo dõi.
Trước hết, TGktrans sẽ nói về những đặc điểm của hàng gạo. Gạo thường được đóng trong bao đay, bao ninlon với trọng lượng thường 10kg, 25kg hoặc 50kg. Giống như các mặt hàng nông sản khác gạo có những đặc tính sau:
-              Có thể thay đổi độ ẩm theo điều kiện môi trường. nếu độ ẩm bên ngoài thấp, gạo tảo ẩm mạnh dẫ đến hao hút trọng lượng từ 1.5 – 3.5 % thậm chí là lớn hơn. Khi độ ẩm bên ngoài cao gạo sẽ hút ẩm, nếu bị ẩm nhiều hay bị ướt gọa sẽ nhanh chóng bị lên men, mục, tỏa nhiệt và tảo mùi chua thối làm ảnh hưởng đến các bao xung quanh.
-              Gạo hấp thụ những mùi mạnh của môi trường xung quanh, do vậy điều quan trọng nhất khi vận chuyển gạo là chuẫn bị kỹ hầm hàng và tổ chức chất xếp và thông thoáng tôt.
-              Là nguồn thu hút côn trùng, chuột, nếu không hun trùng kỹ và diệt chuột đúng cách thì sẽ hao hụt và làm tổn thất đến hàng rất lơn.
Chính vì những đặt tính TGKtrans đã làm rõ bên trên mà các công tác tiếp theo đây không thể nào thiếu được trong khi vận chuyển hàng gạo.
Chuẩn bị hầm hàng.
Tất cả các hầm chở gạo phải được kiểm tra đảm bảo sạch, khô ráo và không có mùi. Giếng la canh  (giếng hút la canh (Bilge well) nơi người ta đặt các giỏ hút này. Các giỏ hút thường được đặt hai bên mạn tàu và ở chính giữa tàu và ở vị trí thấp nhất trong khu vực cần hút la canh, thông thường người ta còn bố trí nó lõm xuống) phải được làm khô, khử mùi, nếu cần thiết phải quét xi măng. Các lỗ thoạt nước treeng boong phụ phải được kiểm tra, làm thông suốt để nếu có mồn hôi (hiện tượng ngưng tụ nước trên thân tàu) hay nước rò, chúng có thể chảy tự do xuống giếng la canh. Các hầm hàng vừa chở các mặt hàng gây ẩm hoặc gây bụi phải được rửa bang nước ngọt và phơi khô trước kho đặt đệm lót. Thông thường trước khi xếp hàng gạo chủ hàng cần thuê chuyên viên giám định hầm hàng và chỉ đồng ý xếp hàng khi hầm hàng đã được chứng nhận là đủ điều kiện.
Sàn hầm phải được lót dày cỡ 8cm đến 15cm ở miệng giếng la canh. Nếu tàu có sẵn ván gỗ thì lót một lớp gỗ thanh theo chiều ngang tàu, các thanh cách nhau không quá 30cm, phía bên trên lót một lớp ván gỗ theo chiều dọc tàu cách nhau không quá 10cm đê bao không bị cong kho xếp, hoặc phải chịu quá lực ép để tránh vỡ bao. Có thể dung gỗ tròn nhỏ hoặc câu trê nhỏ thay thế ván gỗ bằng cách sau:
Trên miệng giếng la canh đạt các bó hộp cao 8 đến 10cm theo chiều ngang các bó cách nhau cỡ 5cm, sau đó đặt một lớp ở trên theo chiều dọc, các bó cách nhau 5cm, như vậy khi hàng đè xuống, các bó này cũng đảm bảo độ dày cỡ 15cm. ở sàn hầm độ dày các bó là 8cm. Trên các boong phụ, các lớp lót được đạt theo cách tương tự nhưng chỉ cần cao từ 7 đến 8cm. Các vách ngan và hai bên thành hầm, các ván gõ hoặc bó hóp đực đặt chéo, sát các thanh đệm cố định, các bó cách nhau cớ 10cm. Phải lót cót lên trên lớp lót dưới sàn trước khi xếp hàng, không cần lót cót ở các lớp đệm bên mạn và vách ngăn để tiện cho việt thông gió. Với các tàu có nhiều boong, mặt trên của đống hàng ở hầm dưới chổ góc giao của boong phụ và thanh hầm phải được phủ một lớp cót sâu xuống dưới 1,2m ở sát thành hầm và kéo dài vào phía trong hầm cỡ 1,5m. Mặt trên của khối hàng xếp dưới boong chính phải được phủ kỹ bằng lớp cót theo kiểu lớp ngói từ trong ra ngoài mạn dày ít nhất 15cm để tránh hu hỏng hàng do mồ hôi nhỏ từ gầm boong xuống. Lưu ý không để cho công nhân xếp cọt theo các lớp vuống góc nhau mà phải xếp xuôi theo cùng chiều từ trong ra ngoài thì mới thoát nước được. Một số cảng còn dùng rơm để lót xung quanh những kết cấu nhỏ ra của hầm hàng, phía dưới miệng hầm hàng và dưới miệng các ống thông gió tuy nhiên cach này cũng có nhược điểm gây bất lợi là khi rơm bị ướt sẽ lâu khô và có thể làm gạo bị hỏng do hút ẩm từ chúng.
Thông gió hầm tàu vận chuyển gạo:
Sau khi đặt các lớm đệm xong, ngay trước khi xếp hàng các hộp thông gió thẳng đúng theo cách sau:
-              Ở hầm dưới đặt các hợp thẳng đúng từ sàn hầm lên đến mỗi góc của miệng hầm, dọc theo mỗi cạnh của miệng hầm đặt them một hộp cách đều các hộp ở các góc. Mỗi ống thông gió cố định của hầm xũng được nối với các hộp thẳng đứng như vậy.
-              Các hộp được làm bằng hai tấp ván giứ với nhau nhờ các thanh gỗ và được dựng sao cho các tâm ván đứng theo chiều ngang để sau đó có thể nối chúng với các hộp thông gió đặt nằm ngang sau mỗi lớp hàng.

van chuyen gạo 0912532939
Hình 1.1 Vận chuyển gạo cho Tổng Công ty Lượng Thực Miền Nam

Sau khi xếp được hai lớp hàng, bắt đầu đặt các hộp thông gió theo chiều ngan và dọc tàu theo cách sau.
Với tàu lớn (có chiều rộng trên 15m) phải đặt 5 hộp thông gió cách đều nhau chạy dọc tàu kéo dài từ vách ngăn phía mũi đến vách ngăn phía lái của hầm, các hộp được đặt sao cho các tấm ván nằm trên cạnh của chúng sau đó xếp một lớp hàng bao giữa chúng, ở phía trên lớp này đặt các hộp thông gió năng chạy từ mạn này sang mạn kia của hầm, các hộp này được bố trí sao cho chúng gồm các hàng nối với tất cả các hộp đứng, và các hàng còn lại đặt theo suốt chiều dọc hầm cách những hàng trên không quá 5 lần chiều dài bao hàng sau đó xếp hàng bao lên trên. Lắp lại cách bố trí này sau mỗi khảng cách bằng 4 lớp bao xếp chồng đứng (cỡ 1.5m). Thông thường một hầm cần cỡ 4 lớp hộp như vậy và lớp trên cùng đặt cạnh miệng hầm ít nhất 15cm để thông gió tốt.
Ở boong phụ các hộp thông gió được đạt từ lớp bao thứ nhất tương tự như dưới hầm, cần 2 đến 3 lớp như vậy là đủ.
Ở quanh miệng hầm nên xếp hàng cách vách quần ít nhất 15cm hoặc dùng các đoạn hộp đúng đặt 30cm một. Đăc biệt lưu ý khi nhận chở gạo đầu vụ vì khi đó gạo có đổ ẩm cao. Thời gian sau đó nên giảm bớt số thông gió còn 2 lớp ở hầm dưới và giảm số hộp theo chiều dọc còn 4 hoặc 5 hàng và như vậy khoảng cách giữa chúng được thay đổi cho phù hợp, các ống hứng dó của tàu phải luôn quay xuôi chiều gió chuyến đi và nên mở hét nắp hầm nếu thời tiết cho phép. Nếu nắp hầm phải đóng lại một thời gian do thời tiết xấu thì lúc ,ở trở lại nên mở từ từ tránh không khi lạnh lưu thông quá tự do trong hầm có thể làm hỏng hàng.
Ở một vài cảng thường có cách tạo rãnh thông gió bằng cách chia hàng thành hai khố cách nhau môt rãnh rộng cỡ 30cm theo suốt chiều cao đống hàng và cách các vách hầm một khoảng tương tự. Tất cả các hộp thông gió dọc đề dẫn đến rãnh này và các hộp thông gió đứng chỉ đạt ở giữa hầm. Cách làm này làm tăng hệ số rỗng lên 3 đến 4 % tùy theo cỡ tàu.
Khi xếp hàng cần lưu ý không nhận những bao bị rách, không dùng móc, không xêp hàng ở các kho mũi hay các hầm có nhiều kết cấu phụ nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người gửi hàng. Tàu phải chịu trách nhiệm nếu hàng bị bẩn hoặc bị hư hỏng do đệm lót lỗi gây ra.
 Vận chuyển gạo bằng tàu rời là một trong nhưng hình thức vận chuyển chủ lực tại Việt Nam, những yêu cầu kỹ thuật mà TGK trans đã nêu trên cũng có thể áp dụng trong vận chuyển bằng sà lan. Bên cạnh đóng việc vận chuyển gạo bằng container cũng chiếm tỷ trọng rất lớn, TGK trans đã có bài viết về phần này các bạn có thể xem ở trên website của chúng tôi.
Bài viết là tất cả những kinh nghiệm mà chúng tối đúc kết đượt từ quá trình làm hàng thực tế, quý vị có thể phản hồi mọi ý kiến đóng góp về những mặt chưa đúng của bài viết, chúng tối rât vui mừng khi nhân được hồi âm của quý vị.

Trân trọng cảm ơn !

Tác giả bài viết: www.tgktrans.com

Nguồn tin: TGKtrans.com

Tổng số điểm của bài viết là: 290 trong 58 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 58 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây